Mẹo giúp tăng tỉ lệ phê duyệt khi bán hình ảnh AI trên các chợ kỹ thuật số

Thông thường, khi đăng bán các sản phẩm hình ảnh AI trên các chợ kỹ thuật số như Adobe Stock, Freepik hay Shutterstock, hẳn các bạn sẽ quen với từ “Reject” (bị từ chối) khi hình ảnh của bạn không đảm bảo các tiêu chí mà các nền tảng đưa ra. Mình thấy nhiều bạn bị từ chối mà không rõ nguyên nhân do đâu, nên cứ tiếp tục upload lên, mặc cho nền tảng duyệt được bao nhiều hình thì duyệt. Hãy cẩn thận! Vì nếu bạn nhận được quá nhiều lần từ chối, đồng nghĩa với việc tài khoản của bạn cũng có nguy cơ bị khóa rất cao. Dưới đây là một số cách mà Tân đã áp dụng để hạn chế tối đa việc này, giúp cho tài khoản của bạn có độ uy tín cao hơn!

1. Điều khoản và điều kiện từng nền tảng

Rất nhiều nhà sáng tạo, seller đang bán các hình ảnh AI của mình trên các nền tảng (mình hay gọi là trên các “chợ” cho dễ hiểu) thường không đọc qua các điều kiện về điều khoản mà các nền tảng này đặt ra, bao gồm về quyền chủ sở hữu, quyền cấp phép nội dung với mục đích thương mại của hình ảnh và các công cụ mà bạn sử dụng.

Ví dụ với Midjouney. Bạn có thể sử dụng hình ảnh mà bạn tạo trên Midjourney cho mục đích thương mại, miễn là bạn tạo chúng với tư cách là thành viên trả phí của nền tảng. Khi bạn đăng ký các gói Basic, Standard, hoặc Pro của Midjourney, bạn sẽ nhận được giấy phép thương mại cho bất kỳ hình ảnh nào bạn tạo.

Người dùng miễn phí nhận được Giấy phép Quốc tế Ghi nhận tác giả Creative Commons Phi thương mại 4.0 (CC BY-NC 4.0) mà theo đó họ được tự do sử dụng các hình ảnh được tạo cho mục đích cá nhân và phi thương mại nhưng họ không sở hữu chúng

Nếu bạn là một công ty hoặc bất kỳ nhân viên nào của một công ty có doanh thu trên 1.000.000 USD một năm, bạn phải đăng ký gói “Pro” hoặc “Mega” để sở hữu Tài sản của mình.

Nếu bạn nâng cấp hình ảnh của người khác thì những hình ảnh này vẫn thuộc quyền sở hữu của người sáng tạo ban đầu

Xem thêm toàn bộ điều khoản dịch vụ của Midjouney tại đây

Nếu bạn đang tạo hình ảnh với Midjourney, Leonardo, Dall-E 3 hay Adobe Firefly… hãy cố gắng đọc những điều khoản về mục đích thương mại. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì bạn có thể làm và những gì không nên làm

Mẹo: Hầu hết các công cụ AI giúp bạn tạo hình ảnh đều có gói miễn phí và trả phí. Hãy chọn gói trả phí thấp nhất để bắt đầu sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn có thể tạo được nhiều hình ảnh chất lượng hơn trong 1 tháng, hoặc sẽ được tăng tốc độ generate, và đặc biệt là có giấy phép thương mại để bán trên các chợ. 

Nó không quá đắt đỏ, hãy xem nó như một khoản chi phí nhỏ hàng tháng để bắt đầu xây dựng sự nghiệp kinh doanh Online.

2. Không sử dụng hình ảnh của những nhà sáng tạo khác

Đây cũng là một lời nhắc thực sự quan trọng khi hầu hết các công cụ AI đều chia sẻ hình ảnh được tạo bởi những người trong cộng đồng. Sẽ có một số bạn sẽ “nhảy số” rất nhanh là: “Tại sao phải tự tạo hình ảnh AI cho mệt, đôi khi lại không được đẹp nữa. Trong khi chỉ cần tìm các hình ảnh đẹp đã được tạo bởi người khác trên cộng đồng, lấy về và đăng lại là xong”

Screenshot từ Midjouney community

Đây là điều mình không thực sự khuyến khích, bởi vì nếu bạn sử dụng hình ảnh AI được tạo bởi những người dùng khác, nguy cơ bị khóa tài khoản của bạn là cực kỳ cao. Bởi vì không có nền tảng nào mong muốn điều này, và nó cũng là cách bạn đang vi phạm bản quyền, hay vi phạm chính sách mà mình nhắc đến ở phần 1.

Điều thứ hai là cũng có rất nhiều nhà sáng tạo hình ảnh AI đang cố gắng để xây dựng danh mục hình ảnh của mình với mục đích bán trên các chợ kỹ thuật số. Bạn có chắc chắn rằng hình ảnh mà các bạn lấy chưa hề tồn tại trên các chợ không?

Và cuối cùng, Bạn có muốn xây dựng một danh mục hình ảnh để kiếm thu nhập thụ động mỗi ngày, trong khi vẫn luôn nơm nớp lo sợ về việc khóa tài khoản không. Mình khuyên chân thành, Hãy đừng cố gắng làm điều này!

Mẹo nhỏ: Hiện tại các công cụ AI đã rất nâng cấp rồi, bạn có thể học thêm các kỹ thuật để giúp hình ảnh của mình đẹp hơn, đúng với ý tưởng hơn mà không mất quá nhiều công sức.

Bạn có thể dùng bất kỳ Prompt nào để tạo hình ảnh, tuy nhiên không được sử dụng câu “in the style of” (nghĩa là phong cách của một ai đó) trong promt của mình để tránh bị các nền tảng từ chối.

3. Hãy chọn lọc hình ảnh đẹp nhất

Với công cụ AI, bạn có thể tạo ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hình ảnh chỉ với 1 promt. Điều này sẽ khiến cho bạn gặp phải một vấn đề mà mình gọi là “tham lam”. Có nghĩa là bạn muốn đăng hết toàn bộ chúng lên để bán, lấy số lượng bù chất lượng, up nhầm còn hơn bỏ sót 🙂 . Điều này sẽ khiến cho tài khoản của bạn sẽ nhanh chóng bị khóa hơn vì được coi là “Spam”.

Thay vào đó, hãy cố gắng chọn lọc những hình ảnh tốt nhất, đẹp nhất để đăng. Những tiêu chí mà mình thường áp dụng:

  • Chất lượng hình ảnh: hình ảnh của bạn đã đạt được chất lượng theo đúng yêu cầu của nền tảng chưa bào gồm: độ sắc nét, tương phản hay Các chi tiết có vị mất định dạng hoặc vô nghĩa hay không? Ví dụ: hình ảnh có thêm các ngón tay, dị dạng, hoặc động vật có thêm chân phụ (trông thật buồn cười)
  • Tỉ lệ khung hình: Đâu là tỉ lệ mà bạn yêu thích, dọc hay ngang hay vuông. Bạn đang mong muốn áp dụng tỉ lệ vàng, hình ảnh cân đối hay theo một tỉ lệ nào đó
  • Tính hữu dụng: Hình dung những hình ảnh này sẽ được áp dụng trong trường hợp nào, có nhiều người mong muốn dùng hình đó trong các trường hợp cụ thể nào không?
  • Và nâng cao hơn là research mức độ cạnh tranh trên các nền tảng: đã có những hình ảnh nào tương tự chưa, mức độ các hình ảnh tương tự càng cao thì mức độ cạnh tranh của bạn càng cao

4. Học từ những hình ảnh bị từ chối

Một khi các bạn nhận được sự từ chối (Reject) từ nền tảng, nghĩa là hình ảnh của bạn có vấn đề. Có rất nhiều vấn đề trong một bức ảnh được tạo bởi AI như việc dư thừa các hình ảnh (tay chân, ngón tay, ngón chân), hình ảnh bị mờ, vỡ nét, vô nghĩa, hoặc đến từ việc hình ảnh của bạn chưa đạt được độ lớn tối đa (lớn hơn 4Megapixel)…v..v

Lúc này, điều bạn cần làm là hãy xem lại những hình ảnh của mình để xem trong các hình ảnh đó có điều gì khiến khả năng cao hình ảnh của bạn bị từ chối. Hãy tỉ mỉ xem xét từng thần phần một, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn những hình ảnh tốt hơn cho lần sau.

Và hãy nhớ, "Không upload lại các hình ảnh đã bị từ chối" vì điều này chỉ khiến bạn tốn thêm nhiều thời gian hơn, và bạn vẫn nhận được sự từ chối một lần nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ uy tín của tài khoản của bạn, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bạn, khiến bạn chán nản vì liên tục bị từ chối -> nguyên nhân lớn nhất khiến hầu hết mọi người đều bỏ cuộc

5. Chỉnh sửa hình ảnh AI của bạn bằng công cụ chỉnh sửa (nếu cần)

Bạn cần hiểu rằng những người mua hàng trên nền tảng (khách hàng của bạn) trả tiền để mong muốn sử dụng hình ảnh theo cách của họ. Điều này có nghĩa là họ thường muốn có không gian để thêm văn bản hoặc các nội dung đồ họa khác trong hình ảnh của họ, vì vậy bạn có thêm không gian nếu nó chưa có.

Thêm không gian phía bên phải để người mua có thể thêm chữ hoặc các yếu tố đồ họa khác

Dựa trên đó, bạn cần xem xét hình ảnh của mình trong hầu hết các trường hợp. Nếu cần thiết, hãy sử dụng công cụ chỉnh sửa để làm nó hữu dụng hơn với người mua như việc sử dụng màu sắc, khoảng trống, điều chỉnh độ phơi sáng, độ nét…v.v.. Làm những gì cần thiết để nâng cao hình ảnh của bạn và làm cho chúng trông đẹp nhất.

6. Chọn kích thước hình ảnh phù hợp

Mặc định các công cụ AI đều sẽ tạo hình ảnh theo hình vuông (hay tỉ lệ 1:1). Tỉ lệ này thường không hữu dụng để bán trên các nền tảng vì sự giới hạn của nó. Người mua sẽ khó thêm các văn bản hay các nội dung đồ họa khác. Hãy xem xét tùy chỉnh tỷ lệ khung hình cho các kích thước phổ biến như 3:2 hoặc 16:9 để có thêm cơ hội bán hàng.

Phần lớn các hình ảnh AI của mình sử dụng tỉ lệ 16:9
Trong Midjouney bạn chỉ cần thêm tiền tố --ar 16:9 ở cuối câu prompt

Ngoài ra, hãy tăng kích thước file của bạn để đáp ứng về “Yêu cầu kích thước tệp tối thiểu”. Các nền tảng yêu cầu kích thước file của bạn tối thiểu là 4 Megapixel hay 4 triệu điểm ảnh. và tối đa là 8 Megapixel ~ 8 triệu điểm ảnh.

(4 Megapixel ở đây là số lượng điểm ảnh, không phải file của bạn nặng bao nhiêu MB). Rất nhiều bạn nhầm lẫn điều này.

Tỉ lệ được khuyến cáo từ Adobe Stock
Mẹo: Nhiều bạn không biết rằng hình ảnh của mình có chiều rộng và chiều cao bao nhiêu là đủ 4 megapixel thì công thức là
Lấy Chiều rộng (w) x Chiều cao (h) > 4.000.000 (px) là đạt yêu cầu

Ví dụ: Ảnh của mình có kích thước theo pixel là: 2000 x 1720 = 3.440.000px (chưa đạt yêu cầu)

Bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ Upscale miễn phí trên mạng hoặc các phần mềm trả phí để làm điều này.

7. Đừng quên dán nhãn hình ảnh của bạn

Mỗi nền tảng sẽ có các nhãn khác nhau để xác định hình ảnh của bạn. Tuy nhiên, sẽ có 3 loại nhãn chính mà các bạn nên để ý tuân theo để tránh bị từ chối, đó là nhãn:

“Created using generative AI tools” (Được tạo bởi AI) : Đây là nhãn cực kỳ quan trọng để thông báo rằng hình ảnh của bạn được tạo bởi AI, hệ thống có thể phát hiện được điều này, và nếu bạn quên hoặc không chọn mục này cho hình ảnh của mình

“People and Property are fictional” (hình ảnh dựa trên một người hoặc một tài sản có thể nhận biết được): Mục này mình khuyên là các bạn nên tích vào mục “không”, nghĩa là hình ảnh của bạn không chứa hai thành phần này. Vì nếu có, bạn phải gửi thêm một loại giấy phép có tên là “model release” có chứa chữ ký của người hiển thị trong bức ảnh.

Trong trường hợp hình ảnh AI của bạn có hình người, nhưng hình người này không dựa vào một hình ảnh hay khuôn mặt của một ai đó có thật, bạn vẫn có thể chọn "Không" vào mục này.

“Photo or Illustration” (ảnh chụp hay hình minh họa): Phân loại hình ảnh của bạn cho đúng với thể loại. Mình thấy có rất nhiều người hay sai về mục này nên sẽ cố gắng làm kỹ. Bởi vì các hình ảnh của mình đều được tạo bằng AI, nên cơ bản các bạn sẽ nghĩ nó là Illustrator (minh họa). Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Xem qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn.

Tóm lại

Tóm lại, những mẹo nhỏ mà bạn có thể thêm vào checklist của mình mỗi khi đăng sản phẩm AI bán trên các chợ là:

  1. Hãy đọc kỹ điều khoản và điều kiện của mỗi nền tảng
  2. Không sao chép/ sử dụng hình ảnh của những nhà sáng tạo khác (nãy nên dùng và xem nó như cảm hứng để sáng tạo hoặc học tập)
  3. Không nên Spam, hãy lựa chọn 1-2 hình đẹp nhất cho mỗi Prompt
  4. Không tải lên lại những hình ảnh đã bị từ chối
  5. Đóng vai người mua, và chỉnh sửa hình ảnh của bạn cho phù hợp với mục đích sử dụng (nếu cần thiết)
  6. Lựa chọn kích thước và tỉ lệ khung hình phù hợp
  7. Đừng quên dán nhãn và kiểm tra lại mọi thông tin trước khi submit

Mong rằng những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn tránh được những lần từ chối từ các nền tảng, để xây dựng được một portfolio chất lượng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn! yay!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại đặt câu hỏi dưới phần comment nhé!

Scroll to Top